Yêu Nghĩa Hành

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Yêu Nghĩa Hành

Nghĩa Hành trong tôi!

DIỄN ĐÀN LÀ THÀNH VIÊN CỦA NGHĨA HÀNH COMMUNITY (NGHIAHANH.COM) VÀ SỬ DỤNG LOGO CỦA NHC!!

    Thể thao Việt Nam và SEA Games 26: Từ Jakarta 1997 đến Palembang 2011

    Hồng Thất Công
    Hồng Thất Công
    Thần Bộ
    Thần Bộ


    Tổng số bài gửi : 19
    Tổng số tiền : 45763
    Được Cảm Ơn : 8

    Thú nuôi : Chim Con
    Join date : 24/10/2011
    Đến từ : Hoa Quả Sơn

    Thể thao Việt Nam và SEA Games 26: Từ Jakarta 1997 đến Palembang 2011  Empty Thể thao Việt Nam và SEA Games 26: Từ Jakarta 1997 đến Palembang 2011

    Bài gửi by Hồng Thất Công 26/10/2011, 13:00

    14 năm và 7 kỳ Đại hội, đoàn Thể thao Việt Nam lại tới với xứ vạn đảo Indonesia xinh đẹp để cùng góp mặt trong ngày hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á.

    Thể thao Việt Nam và SEA Games 26: Từ Jakarta 1997 đến Palembang 2011  Images567403_1
    Thể thao Việt Nam quyết tâm giữ vững vị thế ở SEA Games 26.
    14 năm trước tại Jakarta đã đánh dấu mốc mới trong tiến trình hội nhập tại đấu trường khu vực thì Palembang 2011, địa điểm tổ chức chính của SEA Games 26 sẽ là nơi mà thể thao nước nhà cần phải khẳng định được vị thế của mình.

    Có một chi tiết trùng hợp khá thú vị giữa 2 kỳ SEA Games được tổ chức tại Indonesia khi đều là những lần, đoàn Thể thao Việt Nam lập kỷ lục về số thành viên tham dự.

    Tại SEA Games 19 năm 1997 diễn ra ở Jakarta, với 540 thành viên, trong đó có 340 vận động viên thuộc 29 đội tuyển tham gia tranh tài ở 24/34 môn thi của Đại hội, Thể thao Việt Nam có cuộc ra quân lớn nhất kể từ năm 1989 (SEA Games 15) khi chính thức trở lại với sân chơi thể thao Đông Nam Á.

    Và cũng tại SEA Games 19 đã ghi nhận bước tiến mạnh mẽ nhất về thành tích của đoàn Thể thao Việt Nam. Nếu trong 4 kỳ Đại hội trước, số Huy chương Vàng chỉ lần lượt là 3, 7, 9 và 10 cùng các hạng 6, 7 trong bảng tổng sắp huy chương, thì tại Jakarta, các tuyển Việt Nam đã giành được tới 35 Huy chương Vàng- 48 Huy chương Bạc- 50 Huy chương Đồng để vươn lên xếp thứ 5 trong tổng số 10 quốc gia tham dự.

    Đáng chú ý là khi đó, bên cạnh những thế mạnh bắt đầu được khẳng định như vật, bắn súng, Wushu, Pencak Silat, Taekwondo, Karatedo... thì chức vô địch ở các môn thể thao cơ bản như: bóng bàn (đôi nam nữ), thể dục dụng cụ (cầu thăng bằng nữ), cùng những tấm huy chương của điền kinh, quần vợt, xe đạp, bóng chuyền nữ... đã khẳng định sức phát triển đang trở nên toàn diện hơn của Thể thao Việt Nam.

    Đáng chú ý là tại SEA Games 19, bên cạnh tấm Huy chương Đồng bóng đá nam, lần đầu tiên, các cô gái đá bóng của Việt Nam tham dự sân chơi này và ngay lập tức có tấm Huy chương Đồng để rồi sau đó trở thành đội bóng nữ xuất sắc nhất với 4 lần vô địch.

    Trở lại với SEA Games 26. Gồm 857 thành viên, trong đó có 602 vận động viên, tranh tài ở 37 môn và 6 phân môn trên tổng số 42 môn của Đại hội, đoàn Thể thao Việt Nam cũng có số lượng đông đảo nhất cùng quy mô tranh tài lớn nhất trong 12 kỳ đã tham dự.

    Tuy nhiên, thông qua những bước tiến dài trong 14 năm, sự khác biệt giữa 2 kỳ SEA Games cùng được tổ chức tại xứ vạn đảo chính là mục tiêu chuyên môn. Số lượng Huy chương Vàng lần đầu phải là từ 70 chiếc trở nên (gấp đôi số Huy chương Vàng đã đạt được tại SEA Games 19), trong đó bóng đá nam cũng phấn đấu có được ngôi vô địch và thay vì cải thiện vị trí, Thể thao Việt Nam phải đứng trong tốp đầu các nước tham dự Đại hội.

    Không chỉ số lượng mà chất lượng của các tấm huy chương cũng là thách thức đặt ra với các nhà quản lý chuyên môn thể thao. Bên cạnh những thế mạnh phải được khẳng định, thì những môn thể thao cơ bản cũng cần đạt thành tích tốt nhằm hướng tới đích xa hơn tầm châu lục, thế giới theo như Chiến lược phát triển Thể dục thể thao đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cạnh đó là bước làm quen để hội nhập sâu hơn với xu thế phát triển theo hướng giải trí thông qua các môn, đội tuyển tham dự theo hình thức xã hội hoá.

    Vượt lên tất cả, trở lại với Indonesia sau 14 năm, bên cạnh việc phấn đấu giành thành tích cao nhất để mang vinh quang về cho Tổ Quốc, trọng trách lớn của từng thành viên của đoàn Thể thao Việt Nam là phải góp phần thực hiện mục tiêu mà các nước trong khu vực ASEAN cùng hướng tới thông qua ngày hội lớn về thể thao đó là sự đoàn kết, hữu nghị và phát triển của một cộng đồng ASEAN.

    Theo VGP

      Hôm nay: 28/4/2024, 19:57